• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ông Phạm Ngọc Đóa: Hãy đăng kí bảo hộ nhãn hiệu để phát triển bền vững

"Nguoidepvn.vn" - “Nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tiên là âm thầm đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình sau đó mới tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để xây dựng và phát triển”. Đó là lời khuyên của Ông Phạm Ngọc Đóa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển thương hiệu 24h; Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

Ông có thể đánh giá về thực trạng đăng ký bảo hộ độc quyền của việt nam hiện nay?

 Ông Phạm Ngọc Đóa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển thương hiệu 24h

Từ khi Việt Nam có chương trình 68 về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho DN, đến nay sau 10 năm sự nhận biết về quyền lợi và tính năng của sở hữu trí tuệ còn khá thấp. Nguyên nhân là do Doanh Nghiệp chưa hiểu sâu về quyền lợi, chưa hiểu sâu về tính lợi hại của sở hữu trí tuệ.

Tại Việt Nam, 80% Doanh Nghiệp làm ăn nhỏ lẻ nên có thói quen đi ngược với thế giới là làm trước bảo hộ sau. Cứ làm xong đợi khi nào thành công mới bảo hộ, nhưng lại không nghĩ rằng khi bạn thành công rồi thì người khác cũng sẽ thấy và đi bảo hộ. Như vậy sản phẩm do chính bạn làm ra lại bị một Doanh Nghiệp khác đánh mất.

Vậy đăng ký bảo hộ có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông?

Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu của bạn và muốn vượt tầm ra thế giới thì việc đầu tiên là bạn phải bảo hộ độc quyền cho nó đã. Ở Việt Nam chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nhãn hiệu, bắt tay vào xây dựng chưa rõ là thương hiệu đó đã được đăng ký hay chưa. Và quãng thời gian xây dựng đổ xuống sông, xuống biển khi một nơi khác thương hiệu đó đã được đăng kí bảo hộ. Kết quả cuối cùng mà Doanh Nghiệp đang làm là quảng cáo miễn phí cho thương hiệu đã được bảo hộ. Vậy Doanh Nghiệp xây dựng hay phát triển 1 sản phẩm nên tra cứu kĩ xem thương hiệu đó đã đăng ký hay chưa?

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Doanh Nghiệp có thể mất rất mhiều tiền để đầu tư vào nhãn hiệu nhưng chỉ mất có 2-3 triệu để bảo hộ. Mà nguy cơ …tăng ngay lập tức,ngày mai Doanh Nghiệp mất toàn bộ lâu nay bạn đã đầu tư.

Ông có lời khuyên gì cho các Doanh Nghiệp trong tình trạng hiện nay?

Nếu Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tiên để phát triển thương hiệu thì nên bí mật trước lúc bảo hộ nó và âm thầm đăng ký bảo hộ, sau đó mới tung ra thị trường và xây dựng. Ví dụ trong thời gian xây dựng và phát triển mà bạn chưa đăng ký bảo hộ, đến lúc đó có một doanh nghiệp khác thấy bạn và “nhảy vào” đăng ký bảo hộ thì coi như bạn đã mất trắng và toàn bộ ý tưởng và công sức bạn bỏ ra đều bị Doanh nghiệp khác hưởng hết.

Đội ngũ nhân viên tư vấn Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp của công ty CP Phát triển Thương hiệu 24h

Có vấn đề tranh chấp nhãn hiệu nổi cộm lên hiện nay là bạn cứ tưởng nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ độc quyền. Nhưng không phải, bảo hộ không phải độc quyền, bạn phải bảo hộ hết 46 nhóm tại Việt Nam thì bạn mới độc quyền. Các bạn đang bảo hộ chỉ mới nằm trong một nhóm, một lĩnh vực con trong các nhóm, lĩnh vực khác bạn chưa có đăng ký bảo hộ. Có nghĩa là bạn muốn đăng ký độc quyền trong tất cả 46 nhóm dịch vụ và đấy là cách duy nhất để bảo vệ độc quyền.

Việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu tại công ty ông được thực hiện như thế nào?

Với tôi chắc sẽ là người tiên phong. Để ra đời một thương hiệu thì tôi phải lên ý tưởng cho 10 cái thương hiệu, 10 cái logo, sau đó ngay lập tức tôi tra cứu trong lĩnh vực kinh doanh xem cái logo và thương hiệu của mình vừa nghĩ ra nào đã bị trùng lặp, cái nào chưa bị trùng lặp, tên ngắn gọn đễ nhớ tên người và có lộ trình bền vững. Nếu trùng lặp nhãn hiệu khác khác, bạn nên thay đổi nhãn hiệu của mình ngay, vì thực chất một nhãn hiệu có nhiều lĩnh vực nhóm nghành vậy cho nên bạn chỉ cần tập trung xây dựng những nhóm ngành mình quan tâm hiện tại và định hướng một vài lĩnh vực trong tương lai. Bảo Hộ nhãn hiệu để xây dựng thương hiệu là xây dựng và phát triển bền vững không nhất thiết phải làm tràn lan.

Ông Phạm Ngọc Đóa  đang tư vấn bảo hộ sở hữu công nghiệp cho một số thương hiệu tại Hội chợ

Để một nhãn hiệu trở thành thương hiệu thì phải xây dựng nó ra sao. Chứ không phải trong hôm nay, ngày mai là được. Tuy bảo hộ độc quyền là điều quan trọng nhưng đồng thời bạn phải biết xây dựng nhãn hiệu đó phát triển.

Nhãn hiệu đóng vai trò như thế nào khi mà Việt Nam chưa quan tâm sâu như hiện nay?

Ông Phạm Ngọc Đóa phát biểu tại hội nghị về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hiện nay

Tôi rất lo lắng khi những năm gần đây Việt Nam gia nhập WTO và nhiều tổ chức thương mại khác, Khi Việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu chưa được bảo hộ độc quyền. Các Doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt nam kinh doanh các nhãn hiệu của họ hầu hết đã bảo hộ xuyên quốc gia. Nếu nhãn hiệu chúng ta không được bảo hộ trước vô tình họ đánh bạn ra khỏi cuộc cạnh tranh trên chính mảnh đất của bạn và tiếp tục xảy ra những tranh chấp pháp lý về quyền Sở hữu trí tuệ thi lúc đó hậu quả kinh tế sẽ mất rất lớn và thiệt hại cho Doanh nghiệp trong nước.

Hội đàm kết nối cung - cầu công nghệ

Vậy còn đối với người tiêu dùng sẽ được hưởng như thế nào, thưa ông?

Với người tiêu dùng có rất nhiều quyền lợi khi mua một nhãn hiệu độc quyền. Ít nhất khi mua một sản phẩm bảo hộ khi bạn hiểu rằng mình đang sử dụng sản phẩm của một doanh nghiệp có ý định phát triển bền vững. Mà muốn phát triển bền vững thì ắt hẳn sản phẩm của họ phải tốt, mang tinh thần lâu bền. Hiện tại có rất nhiều đơn vị chưa phân biệt được bảo hộ độc quyền hay quyền lợi của việc bảo hộ cho thương hiệu của mình.

Người tiêu dùng có rất nhiều quyền lợi khi mua một nhãn hiệu độc quyền

Liên hệ Tư vấn Bảo hộ Nhãn hiệu độc quyền

Công ty CP phát triển Thương hiệu 24h

Đ/C: Phòng 2306 - Tòa nhà HH2 Bắc Hà - Số 15 Tố Hữu - Thanh Xuân - Hà Nội

Hotline 09.47.266.568 (Mr Phạm Ngọc Đóa)

Thuonghieu24h

SmartNews.Com

Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CP PT THƯƠNG HIỆU 24G
 Số 17A, Ngõ 5, đường Hàm Nghi, Tổ 47, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: nguoidepvn.vn@gmail.com
Chỉ đạo nội dung: Th.s Phạm Ngọc Đóa, Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Vinh |
Liên hệ: 0947.266.568.| 0978.680.123
 
 
Chọn chế độ hiển thị:

Style Sitting

Fonts

Layouts

Direction

Template Widths

px  %

px  %