• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Có một “bông hoa” tuyệt sắc nở rộ giữa đại ngàn Tây Bắc

Nguoidepvn.vn - Vùng núi Tây Bắc vốn là vùng đất nổi tiếng bởi những kì quan, đỉnh núi đẹp hùng vĩ, với những mùa hoa Ban nở trắng ngập trời, với những “thung lũng tiên” mênh mông giữa đại ngàn. Không chỉ thế, vùng đất này còn là nơi sản sinh ra những cô gái vô cùng xinh đẹp, ngoan hiền, cuốn hút những anh chàng miền xuôi mỗi khi ngược về đại ngàn.

Mới đây, Ban tổ chức cuộc thi Người đẹp Ảnh Việt Nam vừa công bố thí sinh tiếp theo lọt vào vòng sơ tuyển của cuộc thi là một cô gái đến từ vùng núi Tây Bắc. Đó là Vũ Thị Phương Anh mang SBD 013.

(Phương Anh với vẻ đẹp cuốn hút bên sắc trắng của hoa ban)

Vũ Thị Phương Anh sinh ngày 11/12/1998, cô sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ghi dấu những chiến tích lịch sử oai hùng của ông cha ta là thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ðiện Biên không chỉ cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng nơi núi rừng, các di tích lịch sử gắn với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mà chính sự thân thiện và mến khách của người dân nơi đây đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng mỗi du khách khi đến với mảnh đất Ðiện Biên Phủ anh hùng.

(Cô gái với vẻ đẹp thùy mị, nết na của con gái Tây Bắc)

 

(Người đẹp khoe vóc dáng chuẩn trong tà áo dài)

Người đẹp Tây Bắc sở hữu chiều cao 1m60 với 45kg, chỉ số cơ thể của Phương Anh là 84 – 62 – 92. Hiện tại Phương Anh đang là nhân viên kế toán tại Khách sạn Điện Biên Phủ - Hà Nội. Cô có năng khiếu nhảy hiện đại và múa, ngoài ra người đẹp còn biết chơi đàn Ukulele. Phương Anh chia sẻ, khi rảnh rỗi cô thích đọc sách, nấu ăn, đi du lịch, ngoài ra cô gái này còn thích chơi các môn thể thao như đá bóng, chơi bóng chuyền, đánh cầu lông… Với tài năng và nhan sắc xinh đẹp của mình, Phương Anh luôn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người đối diện.

(Cô cũng là một cô nàng hiện đại trong trang phục Bikini nóng bỏng)

Khi được Nguoidepvn.vn hỏi về điều gì ở quê hương mình làm Phương Anh cảm thấy tự hào nhất, người đẹp chia sẻ:

Ở Điện Biên có rất nhiều điều khiến người ta phải yêu, đầu tiên phải nói đến hoa ban - vẻ đẹp hào hùng, bất tận mùa hoa ban của Điện Biên luôn làm lòng người xao xuyến bởi sắc hoa ban trắng tinh khôi của núi rừng, đẹp lãng mạn mà hoang dã. Và Điện Biên, bên cạnh những câu chuyện lịch sử hào hùng đầy oanh liệt của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, còn có một vẻ đẹp tiềm ẩn gắn liền với cùng các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của 19 dân tộc anh em sinh sống và những danh lam, thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng được coi là xứ sở của hoa ban. Cứ mỗi độ xuân về, vào dịp tháng 3 hằng năm là thời điểm hoa ban nở rộ cũng là dịp diễn ra Lễ hội Hoa Ban - nét đặc trưng của đồng bào người dân tộc Thái nơi đây với nhiều trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao hấp dẫn. Hoa ban nở nhuộm trắng đồi, khắp các ngọn núi và trên những con đường trải dài của tỉnh Điện Biên. Hoa ban được coi là biểu tưởng văn hóa, tâm hồn của đất và người dân Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Ngay từ thời xa xưa, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc tỉnh Điện Biên; họ yêu mến vẻ đẹp, trân trọng sức sống bền bỉ của hoa ban để rồi từ đó hình ảnh hoa ban đã đi sâu vào tiềm thức thông qua những làn điệu dân ca, truyền thuyết và bản sắc văn hóa con người nơi đây. Truyền thuyết hoa ban gắn liền với chuyện tình yêu mãnh liệt nhưng đầy nước mắt giữa nàng Ban và chàng Khum, được ví như mối tình Romeo và Juliet của phương Tây. Chuyện kể rằng, ngày xưa vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban, xinh đẹp, nết na và có giọng hát mê đắm lòng người. Nhiều chàng trai Mường ngấp nghé, hỏi cưới làm vợ nhưng trái tim nàng đã trao gửi cho chàng Khum, giỏi săn bắn và làm nương. Khum và Ban yêu nhau tha thiết, hẹn ngày nên vợ nên chồng. Nhưng cha nàng Ban chê Khun nghèo, ham tiền của nên đã gả cô cho con trai nhà chúa đất Mường vừa lười nhác lại có tật gù lưng. Mặc cho đôi trai gái hết lời van xin, người cha vẫn không từ bỏ ý định, và ông đã bàn bạc với nhà chúa đất Mường sửa soạn làm lễ cưới cho hai người. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum gặp chàng để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum thì hay tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người yêu rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Đến khi kiệt sức nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng hồng như búp tay người con gái sắc son nở ra những đóa hoa có nhị mang màu tím thủy chung và những cái lá trông như hình hai trái tim lồng lên nhau. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa Ban để tưởng nhớ đến người con gái bất hạnh; từ đó trong tiềm thức người Tây Bắc, hoa ban đã trở thành biểu trưng cho sự thủy chung son sắt và vẻ đẹp trong trắng của người con gái. Ngày Khum trở về không thấy nàng Ban, chàng đi tìm qua muôn ngọn núi, qua vạn ngả đèo. Cuối cùng Khum kiệt sức ngã xuống biến thành con chim mà ngày nay người ta gọi là chim Khum. Loài chim Khum sống lẻ loi trong rừng không có bầy đàn, không có tổ, suốt ngày bay vô định như kiếm tìm gì đó giữa hoang dã điệp trung. Quanh năm chim Khum im lặng, chỉ khi mùa xuân về, hoa ban nở thì chim mới hót. Tiếng hót chim Khum nghe như tiếng kêu khắc khoải lạc bầy, khi hoa ban tàn thì thì chim cũng thôi hót. Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái vùng Tây Bắc lại rủ nhau đi hội, ca hát, múa xòe và bày tỏ tình yêu đôi lứa. Và từ sự tích về tình yêu trắng trong, chung thủy đó đã đi vào thơ ca của dân tộc Thái như một biểu tưởng của tình yêu đôi lứa muôn đời. Cây ban thân mộc, không mọc thẳng mà uốn khúc, chia cành phân nhánh, lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác. Dù mọc trên đồi cỏ khô hay bám vào vách đá cheo leo, hoa ban vẫn mang trong mình một sự sống bất diệt. Ngày nay, hoa ban được trồng khắp các phố phường, thôn, bản cho đến những cung đường trải dài trên mảnh đất lịch sử Điện Biên anh hùng. Sự gắn bó giữa hoa ban và đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, trong đó tiêu biểu nhất là đồng bào dân tộc Thái, đã đưa hình ảnh hoa ban trở thành loài hoa mang tính biểu tượng đẹp đẽ; trở thành họa tiết thêu trên khăn áo các cô gái Thái. Không chỉ vậy, hoa ban và cây ban còn trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực, được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn ngon vào dịp xuân về. Tiêu biểu như món nộm hoa ban, một món ăn giản dị và đặc sắc, có sự hòa quyện của nhiều vị như chua, cay, đắng, ngọt, bùi... khiến cho người ăn cảm thấy kích thích vị giác. Khi thưởng thức, người ăn có thể cảm nhận được hương vị rất thơm và bùi của hoa ban, đặc biệt là mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị đặc trưng trong các món ăn thường ngày của người dân tộc Thái. Với sự gắn bó giữa hoa ban và đời sống của nhân dân các dân tộc Điện Biên, hình ảnh hoa ban đã trở thành một loài hoa mang tính biểu tượng đẹp đẽ, qua đó đã hình thành nên thái độ ứng xử văn hóa của người dân nơi đây với loài hoa vừa yêu mến, gần gũi, vừa trân trọng, tôn vinh; coi giữ gìn và phát triển loài hoa như giữ gìn truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

(Phương Anh duyên dáng trong các bộ trang phục dân tộc)

Không chỉ có hoa ban, Điện Biên còn có những địa danh gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ anh hùng được khắc ghi vào những trang sử vàng của dân tộc như: Khu di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến Thắng, Bảo tàng Điện Biên Phủ... Bên cạnh đó, là các thắng cảnh nổi tiếng như: Ngã ba biên giới A Pa Chải nơi được mệnh danh là một tiếng gà gáy ba nước nghe thấy, cực Tây của Tổ quốc với biển mây trải dài dưới chân mốc; Cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban, trù phú và màu mỡ được ví như cái kho thóc khổng lồ của Điện Biên; Chợ phiên Tả Sìn Thàng với nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây đã vẽ lên một bức tranh đa sắc màu, phản ánh chân thực cuộc sống của những con người vốn cần cù, chịu khó quanh năm lam lũ... Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, hoa ban đã và đang trở thành biểu tượng để tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh nhà đến với bạn bè trong và ngoài nước, góp phần phát triển Điện Biên từng ngày, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho đồng bào các dân tộc nơi đây."

Nếu các bạn yêu thích thí sinh Vũ Thị Phương Anh  hãy truy cập vào Chuyên trang NGƯỜI ĐẸP VIỆT NAM www.nguoidepvn.vn tìm tên thí sinh yêu thích và tiến hành bình chọn theo cách sau:

Chia sẻ bài viết của Thí sinh lên mạng xã hội được quy đổi là 03 Điểm

Nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA (dấu cách) 013 gửi về Tổng đài 8679 được quy đổi là 10 Điểm

(Trong đó NDA là viết tắt của Cuộc thi Người Đẹp Ảnh, 013 là Số báo danh của Thí sinh)

Điều lệ cuộc thi Người đẹp ảnh Việt Nam 2020

Phạm Giang - Nguoidepvn

 

SmartNews.Com

Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CP PT THƯƠNG HIỆU 24G
 Số 17A, Ngõ 5, đường Hàm Nghi, Tổ 47, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: nguoidepvn.vn@gmail.com
Chỉ đạo nội dung: Th.s Phạm Ngọc Đóa, Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Vinh |
Liên hệ: 0947.266.568.| 0978.680.123
 
 
Chọn chế độ hiển thị:

Style Sitting

Fonts

Layouts

Direction

Template Widths

px  %

px  %