Tô Thị Diệu Linh: Cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh chị Dậu
- Được viết ngày Thứ hai, 10 Tháng 10 2016 09:18
Nguoidepvn.vn - Tô Thị Diệu Linh số báo danh 188, sinh ra và lớn lên trên quê hương Thanh Hóa.
Trong bộ đề thi viết dành cho Top 40, cô đã có cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh nghèo khó của chị Dậu cũng như với tư cách người phụ nữ hiện đại cô đã có sự lựa chọn táo bạo.
Tô Thị Diệu Linh số báo danh 188 đến từ Thanh Hóa
Với việc miêu tả khéo léo cái khổ của các nhân vật trong truyện và xoay quanh nhân vật trung tâm là chị Dậu,Ngô Tất Tố đã thành công trong việc lên án chế độ phong kiến thối nát,thực dân tay sai tàn ác vô nhân tính thời bấy giờ.
Nhà văn dựng lên hoàn cảnh sống nghèo túng cùng cực của chị Dậu đứng trước sự lựa chọn hoặc bán con hoặc bán mình,xây dựng thành công tình huống chị Dậu bán con (cái Tý) cho nhà Nghị Quế.
Chị Dậu nghèo khổ đến cùng cực, nạn đói năm 1945 đã cướp đi hơn 2 triệu đồng bào của ta,trong cái đói bao trùm ấy,người ta đã khổ vì đói,vì nghèo, chị Dâu nay còn khổ hơn vì đông con. Siêu cao, lãi nặng đè oằn lên đôi vai gầy chai sạn của chị. Cộng thêm cái chết của em chồng chị, khiến chị khổ một thành mười, khất được lần một lần hai chứ ai khất được cả đời. Mà chị lại là thân đàn bà dưới quyền bọn nô dịch tay sai tàn bạo, hống hách. Chồng chị bị bắt đi đánh một trận “thừa sống thiếu chết”. Rồi khi mới được thả về nhà vẫn chưa kịp ăn bát cháo nóng để hồi sức mà chúng đã vào nhà bắt anh đi. Người ta nói “con giun xéo lắm cũng quằn”, người phụ nữ họ chịu đựng rất giỏi nhưng một khi đã không chịu đựng nổi nữa thì sẽ bùng lên như một ngọn lửa mạnh mẽ. Chị Dậu đem tấm thân đàn bà rẻ mạt ấy của mình ra liều mạng với chúng, đem sự sống của mình ra đánh đổi lấy sự công bằng, lấy người chồng của mình. Sự uất ức lên đến đỉnh điểm , “tức nước vỡ bờ” vô thức chuyển thành hành động mạnh mẽ, kiên quyết. Đánh lại tất cả bọn chúng….
Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố
Cực chẳng đã, lâm vào cảnh nghèo đói cùng cực, đã đi đến bước đường cùng để cứu gia đình và chồng cũng là quyết định như tự đâm vào tim mình: Bán đứa con đầu lòng, đứa con mà chị dứt ruột đẻ ra, đứa con gái mà lâu nay chị vẫn luôn tự hào về nó, ngoan ngoãn, vâng lời, thương em, chịu khó, chịu khổ. Để đi đến quyết định bán cái Tí cho nhà cụ Nghị Quế bên thôn Đoài ấy là quyết định đã lấy đi bao nhiêu nước mắt, dũng khí và niềm đau của chị. Biết làm thế nào? Đó là con đường duy nhất để gia đình chị sống, rồi chị luôn an ủi bản thân mình là “chỉ cho nó đi ở tạm vài hôm thôi, chứ sau này là đưa nó về liền..”.
Đặt vào trong tình cản của chị Dậu, là một người mẹ, người vợ, tôi thực sự cảm thông và đồng tình với chị. Dù biết đó là tội lỗi nhưng đó là cách giải quyết tốt nhất trong hoàn cảnh bấy giờ của chị. Nếu không, chồng chị sẽ chết, gia đình sẽ lâm vào cảnh bần cùng. Với lại “bán con đi chị nhất định sẽ chuộc lại con về khi qua cảnh khốn khó, nhất định!”
Nếu không bán con, nếu chị chọn bán mình thì người chồng ốm yếu kia ai sẽ chăm? Ba đứa con nhỏ nheo nhóc sẽ bơ vơ? Không! Chị chọn một phương pháp tốt nhất nhằm cứu cả gia đình, vì chị là một người mẹ tốt, người vợ tốt. Bởi vậy, quyết định của chị là đúng đắn. Nếu tôi là chị Dậu, tôi cũng sẽ chọn như vậy dù đau đớn cứa gan. Phải vậy mới thấy được sự mạnh mẽ, dũng khí khi bỏ ngoài tai những đàm tiếu, tai tiếng mà người đời dành cho để đánh đổi hạnh phúc của gia đình. Lựa chọn ấy là sự tất yếu do sự cùng cực hết đường lùi. Nếu một lần đặt mình vào vị trí của chị thì cũng chẳng ai phán xét được điều gì.
Tô Thị Diệu Linh tác giả của bài viết
Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta thật cảm thương trước số phận của chị Dậu và càng khâm phục hơn trước sự mạnh mẽ kiên cường của người đàn bà mang số phận tréo ngoe này.
Gấp trang cuối cùng của chương truyện, tôi chợt thấy hình ảnh nghèo khổ, đau lòng vì miếng ăn, cắn rứt lương tâm đến tự tử của Lão Hạc, trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, khi lão còn phải bán cả người bạn, người con “Cậu Vàng” của mình…
Tắt đèn quả là xứng với lời nhận xét của Vũ Trọng Phụng “ Một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một ánh văn có thể coi là kiệt tác, tùng lai chưa từng có”
Nếu bạn yêu thích bài viết của Tô Thị Diệu Linh hãy truy cập vào Trang điện tử www.nguoidepvn.vn và trang thuonghieu24h.com.vn click vào chuyên mục “Người Đẹp ảnh Việt Nam” tìm tên thí sinh yêu thích và tiến hành bình chọn theo cách sau:
Like bài viết của Thí sinh được quy đổi là 1 Điểm
Chia sẻ bài bài viết của Thí sinh lên mạng xã hội được quy đổi là 3 Điểm
Hoặc có thể nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA (dấu cách) 188 gửi về Tổng đài 8655 được quy đổi là 10 Điểm
(Trong đó NDA là viết tắt của Cuộc thi Người Đẹp Ảnh, 188 là Số báo danh của Thí sinh)
Lan Tây - Người đẹp VN
Tác giả - Tô Thị Diệu Linh (Thanh Hóa)