• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu - một đời vì Vovinam

Nguoidepvn.vn - Võ sư Nguyễn Văn Chiếu - Chánh Chưởng Quản môn phái Vovinam - là người suốt đời tâm huyết với võ thuật Việt Nam. Ông chỉ có một tâm nguyện, làm cho bộ môn Vovinam danh chấn thiên hạ.

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu tham gia các hoạt động võ thuật tại hơn 20 quốc gia.

Nhắc đến bộ môn võ thuật Vovinam, không thể nào không nhắc đến võ sư Nguyễn Văn Chiếu – người gieo hạt, ươm mầm, đưa Vovinam vươn ra tầm thế giới. Môn võ thuật này là cả cuộc đời, cả trái tim và nhiệt huyết của người con nhà võ đất Sài Gòn.

Thời thanh niên, Nguyễn Văn Chiếu cũng như lứa bạn cùng thời, vô cùng đam mê võ thuật, ông đã cùng bạn bè đi khắp nơi tầm sư học đạo, nhưng tìm được môn võ ưng ý. Các môn võ nước ngoài thời bấy giờ rất thịnh hành ở Việt Nam, nhưng không làm ông thấy hứng thú. Một ngày, tình cờ đi ngang một võ đường Vovinam - Việt Võ Đạo, một môn võ khá mới, những đòn thế bắt mắt, những tư thế xuất chiêu mà các môn sinh đang luyện choán lấy tâm trí ông. Khoảnh khắc ấy, ông biết rằng mình đã tìm được con đường riêng.

Buổi đầu sự nghiệp

Thế là năm 1965, cậu trai 16 tuổi Nguyễn Văn Chiếu bắt đầu tập Vovinam dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy của thầy Lê Sáng (Chưởng Môn Vovinam từ 1960-2010). Nhờ chăm chỉ tập luyện và lĩnh hội kiến thức từ người thầy giỏi, năm 1967, khi chỉ mới 18 tuổi, Nguyễn Văn Chiếu đạt tới bậc tam đẳng Huyền đai.

Không muốn bó buộc bản thân ở Sài Gòn, ông quyết định chọn “đất võ” Bình Định để khởi đầu sự nghiệp truyền dạy võ thuật vào năm 1969. Bằng tất cả tâm huyết của thầy Chiếu và sự ủng hộ của các võ sư đi trước, chỉ sau 5 năm, 12 võ đường lần lượt được mở ra với những thế hệ học trò xuất sắc như võ sư Đinh Văn Hòa, Trương Quang Bính, Đỗ Thị Ngọc Long, Nguyễn Thị Lạc,... Đây cũng chính là khoảng thời gian mà ông có nhiều kỷ niệm và có nhiều cơ hội để phát triển môn phái nhất. Sau này, ông đặt tên con trai là Nguyễn Bình Định để nhớ mãi về vùng đất gắn bó với đời võ của mình.

Ngay khi đất nước giải phóng, năm 1975, võ sư Nguyễn Văn Chiếu quay trở lại Sài Gòn, làm ở Phòng Thể dục Thể thao Quận 8. Thời kỳ gian khó, võ thuật không có nhiều cơ hội phát triển, nhưng ông không nản lòng.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông tâm sự: “Sự nghiệp nào mà không có chông gai. Con đường mà tôi cố tâm phát triển Vovinam cũng vậy. Lúc ấy chỉ có một thân một mình, tôi đã phải cố gắng lắm mới vận động được một lượng người tham gia thể dục thể thao. Lúc ấy miếng ăn không đủ, nên việc học võ cũng trở nên xa xỉ với dân. Cả võ đường chỉ lác đác mấy người. Nhưng vì đam mê và quyết tâm nên tôi làm đủ thứ để nuôi bản thân và nuôi sống môn võ. Cuối cùng tôi cũng làm được. Vào thời đỉnh điểm, võ đường của tôi quy tụ cả vài ngàn võ sinh và tham gia tất cả các giải đấu trong nước, quốc tế”.

Khi chỉ mới 18 tuổi, Nguyễn Văn Chiếu đạt tới bậc tam đẳng Huyền đai.

“Mang chuông đi đánh xứ người”

Khi Vovinam bắt đầu đứng vững ở trong nước thì võ sư Nguyễn Văn Chiếu nhắm đến một ước mơ cao xa hơn. Ông tham gia tổ chức các hoạt động biểu diễn võ thuật ở hơn 20 quốc gia, bắt đầu tại Belarus năm 1990. Nhờ vậy, thế giới bắt đầu chú ý, thích thú với bộ môn võ thuật Việt Nam này và mời các võ sư Việt Nam tham gia biểu diễn.

Võ sư Chiếu kể lại: “Năm 1997, nhận được lời mời sang giảng dạy của các võ sinh tại Tây Ban Nha, tôi khăn gói quả mướp lên đường với lòng quyết tâm phát triển môn võ này”. Ngày sang Tây Ban Nha cũng là ngày ghi dấu ấn của ông trên con đường võ thuật thế giới.

Ông nói tiếp: “Tôi cứ tưởng mình sẽ không tạo được tiếng vang với các nước và trở về trong thất vọng, nhưng tất cả lại trái ngược hoàn toàn. Đó cũng là bởi ở nước ngoài người ta đã lĩnh hội được những tinh túy của võ học Vovinam. Điều này là rất quan trọng đối với mỗi võ sinh, bởi khi có sự lĩnh hội ấy người ta sẽ sống được với nó suốt đời và sẽ thành công.

Hiện nay có khoảng trên 20 nước tôi đã đến dạy như: Nga, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp, Mỹ, Bỉ, Ba Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Campuchia,... Ở đâu tôi cũng truyền đạt cả việc khổ luyện lẫn phần tinh hoa của môn phái”.

Một môn võ của người Việt vốn thấp bé, nhẹ cân lại được mang ra thế giới biểu diễn, giảng dạy thì khó tránh khỏi những ánh mắt nghi ngờ từ dân bản xứ. Nhớ về những ngày phiêu lưu mang Vovinam ra thế giới, võ sư Chiếu kể: “Những người nước ngoài có người to con, cao đến hai mét, có nhiều người từ môn võ khác sang học Vovinam. Để làm cho họ nể phục môn võ của mình không hề dễ. Bên cạnh việc dạy lý thuyết mình còn phải cho họ thấy môn võ của mình cũng rất thực dụng. Khi sử dụng đòn với họ, mình phải mạnh dạn, phải tìm cách đánh họ té nhào thì họ mới nể. Để đánh họ té, Vovinam đòi hỏi nhiều kỹ thuật bất ngờ, đầy biến ảo”.

Nhiều bạn nhỏ đam mê theo học Vovinam.

Đến nay có khoảng một triệu người theo tập Vovinam tại Việt Nam và hơn nửa triệu người ở 52 quốc gia khác trên thế giới. Giờ đây, Vovinam đã có những giải đấu vô địch châu Âu, vô địch thế giới. Công lao lớn nhất khi đưa môn võ dân tộc với lề thói và tâm hồn Việt ra thế giới chắc chắn phải thuộc về võ sư Nguyễn Văn Chiếu.

Giấc mơ dở dang

Cả một đời phát triển Vovinam, ông rất vui mừng khi thấy môn võ của dân tộc ngày càng lan rộng, được đưa vào dạy trong các trường học. Phong trào Vovinam phát triển khắp nơi. Hằng năm đều có các giải vô địch Vovinam cho học sinh các cấp.

Năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng qua đời. Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bầu làm Chánh Chưởng Quản Hội đồng Võ sư môn phái Vovinam và được mang Bạch đai từ ngày 27/9/2015.

Từ đó đến nay, ông là võ sư có đẳng cấp Vovinam cao nhất Việt Nam, Hồng đai 4 cấp (9 đẳng Vovinam quốc tế, theo Trung tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam). Ông đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF), Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Chủ tịch Hội Việt Võ Đạo TP. HCM, Giám đốc kỹ thuật quốc tế.

Ở tuổi 71, nhiều người đã lui về vui vầy với con cháu, nhưng võ sư Chiếu vẫn không ngừng làm việc. Ông miệt mài tham gia Liên đoàn, tham gia tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn và dành thời gian bám sát các lò võ để tiếp tục chỉ dạy cho các học trò. Tuổi tác không làm mất đi sức dẻo dai của vị võ sư già. Thế mà ông đột ngột ra đi.

Mới đây, kênh truyền hình CNN đã có phóng sự về võ sư Nguyễn Văn Chiếu với tiêu đề chương trình “Human to Hero” (từ người thường thành người hùng), trong đó có đoạn ông nói: “Giấc mơ của tôi là mở một học viện Vovinam thật lớn cho tất cả mọi người trên thế giới có thể tới theo học và nghiên cứu môn võ này”. Chỉ tiếc là giấc mơ này mãi mãi dang dở với ông. Hy vọng đành gửi gắm lại cho thế hệ sau.

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Chánh Chưởng Quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, qua đời tại nhà riêng (quận 8, TP HCM) lúc 4 giờ 33 phút sáng ngày 4/2/2020, thọ 72 tuổi.

Điều lệ cuộc thi Người đẹp ảnh Việt Nam 2020

PG/ Theo Huỳnh Phúc - Trọng Duy - Baophapluat.vn

https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/vo-su-nguyen-van-chieu--mot-doi-vi-vovinam-d119247.html

 

 

SmartNews.Com

Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CP PT THƯƠNG HIỆU 24G
 Số 17A, Ngõ 5, đường Hàm Nghi, Tổ 47, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chỉ đạo nội dung: Th.s Phạm Ngọc Đóa, Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Vinh |
Liên hệ: 0947.266.568.| 0978.680.123
 
 
Chọn chế độ hiển thị:

Style Sitting

Fonts

Layouts

Direction

Template Widths

px  %

px  %



 
trang cá độ bóng đá, đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, link vào fb88, link vào 8xbet, link vào fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, cá cược qua mạng