Quan điểm của giới trẻ về sự lựa chọn của Thúy Kiều và chị Dậu
- Được viết ngày Thứ hai, 26 Tháng 6 2017 04:57
Nguoidepvn - Thúy Kiều và chị Dậu là 2 nhân vật được khắc họa qua 2 tác phẩm lớn của nước ta đó là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Tắt đèn” Ngô Tất Tố. 2 người phụ nữ có 2 lựa chọn khác nhau cho hoàn cảnh của bản thân. Thúy Kiều chấp nhận bán thân mình cứu cha, còn chị Dậu không cam chịu mà đứng lên chống lại số phận của chính mình.
Đọc qua 2 tác phẩm chúng ta thấy mỗi người ở 1 thời đại thế nhưng lại có họ lại có chung 1 số phận, chung 1 hoàn cảnh với nhau. Khi đọc tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du ta bắt gập được hình ảnh Thúy Kiều hết sức cao đẹp, một hình ảnh mà dường như in sâu vào trong tâm trí người đọc đó là hình ảnh Thúy Kiều hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình và mối tình đầu vừa mới hẹn ước thủy chung với chàng Kim Trọng. Trong cái hoàn cảnh éo le bắt buộc phải chọn giữa hiếu và tình đã gây nên sự xung đột nội tâm gây gắt trong Thúy Kiều. Kiều nghĩ rằng “làm con trước hết phải đền ơn sinh thành”. 1 người con gái tay yếu chân mềm không thể làm gì trước thế lực đồng tiền nên nàng đã quyết định bán mình để chuộc cha. Hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn mà phải trao đổi như một món hàng, kể từ đó nàng chôn vùi thân xác của mình trong vòng đời 15 năm ô nhục.
Khác với hình ảnh người phụ nữ trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nhà văn Ngô Tất Tố đã để người phụ nữ trong truyên ngắn của mình không khuất phục trước sự đàn áp bốc lột của bọn cường quyền. Điển hình cho người phụ nữ ấy chính là chị Dậu. Nếu như trong truyện Kiều nhân vật Thúy Kiều buộc phải bán thân mình để chuộc cha, nó phụ hợp với hoàn cảnh của một người con gái chân yếu tay mềm. Thế nhưng chị Dậu không bán thân mình để chuộc chồng mà chị đã đứng lên chống lại bọn cường quyền. Với hành động này không chỉ nói lên hoàn cảnh “tức nước vỡ bờ” mà nhà văn đã thổi vào làn gió của người phụ nữ Việt Nam. Chị không còn chịu sự đàn áp nữa mà chị đã đứng lên đương đầu với những khó khăn của cuộc sống.
Nói chị Dậu không dám bán mình cứu chồng thật không phải vì có bán mình trong hoàn cảnh ấy thì cũng không thể cứu vãn được gì cả, nếu chị bán mình thì các con chị sẽ ai nuôi, chồng chị sẽ ai chăm? Kiều bán mình vì bản thân không thể làm gì được nữa, trong gia đình không còn gì để bán mà phận nữ nhi chân yếu tay mềm, Kiều bất lực trước thế lực của đồng tiền.
Qua 2 tác phẩm trên mỗi chúng ta có thể thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều có cách giải quyết riêng của nó và cách giải quyết đó là do bản thân của chúng ta tạo ra.
Trần Thị Yến My - Tác giả bài viết
Hoàng Huyền - Nguoidepvn