Triết lý táo bạo về cái đẹp của cô gái sinh năm 2000
- Được viết ngày Thứ hai, 24 Tháng 8 2020 09:17
Nguoidepvn.vn - Đừng mãi ngồi đây mà hãy xách ba lô lên và đi, hãy để bạn nhớ về những chuyến đi khi nói về tuổi trẻ của mình. Đó chính là những chia sẻ của Nguyễn Thạch Thảo, cô gái với SBD 037 vừa lọt vào sơ khảo Người đẹp ảnh Việt Nam 2020.
Nguyễn Thạch Thảo sinh ngày 22/11/2000, cô sinh ra và lớn lên trên mảnh đất “Thăng Long ngàn năm văn vật”. Hiện tại, cô đang theo học trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Người đẹp Thạch Thảo với SBD 037
Mong muốn được thử sức và kết bạn với những cô gái trên mọi miền Tổ quốc cũng như để được giao lưu học hỏi, Thạch Thảo đã mạnh dạn gửi hồ sơ tham gia cuộc thi Người đẹp ảnh Việt Nam 2020. Với cân nặng 47kg, chiều cao 1m65, chỉ số hình thể 85 – 65 – 90, Thạch Thảo đã đủ điều kiện tham gia cuộc thi và chính thức bước vào vòng sơ loại với SBD 037.
Cô nàng sở hữu đôi chân dài miên man
Thạch Thảo là một cô sinh viên năng động thường xuyên tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động hội nhóm. Cô có năng khiếu làm MC, nhảy, múa đặc biệt là người đẹp còn có năng khiếu về việc stylist.
Ngoài những giờ lên lớp, người đẹp thường dành thời gian tìm hiểu, học tập về kinh doanh. Không chỉ vậy, cô còn dành thời gian cho những chuyến đi để trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực, con người ở các vùng miền khác nhau.
Thạch Thảo yêu thích đi du lịch, tìm hiểu văn hóa các vùng miền
Khi Nguoidepvn.vn hỏi về quan niêm của bạn về cái đẹp, Thạch Thảo chia sẻ:
“Có thể nói cái đẹp là hình thức khái quát của tư duy con người. Nó là sự tổng hòa của nhiều phẩm chất, nhiều yếu tố hòa quyện với nhau tạo nên cái trác tuyệt tổng thể. Ở đâu có con người, có sự sống thì ở đó có cái đẹp. Nó là sự ngưỡng vọng và khám phá của muôn đời: “Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ mà dại khờ trước vòm ngực của em” (Romance - Thế Hùng). Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi cái đẹp là phạm trù quan trọng nhất trong hệ thống khách thể thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt) nói riêng và là phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học nói chung. Theo quan điểm duy vật biện chứng cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Nó tồn tại khách quan vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính muôn thuở. Nó gắn liền với sự biến động và phát triển của xã hội loài người. Nó biểu hiện sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, theo quy luật tất yếu của lịch sử bao giờ cái mới cũng chiến thắng. Thế nhưng “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn tới chân lý và điều kiện” (Henden), do đó sự vươn tới lý tưởng thẩm mỹ của nó thì luôn tồn tại vĩnh hằng. Nó tiềm ẩn trong đời sống con người và được biểu hiện qua văn hóa ứng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng. Nó giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn. Còn “bản chất của con người là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Mối quan hệ biện chứng ấy sẽ theo suốt cuộc đời con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời.
Khác với cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp thô nhám, không chọn lọc và rời rạc, cái đẹp trong xã hội loài người là cái đẹp do con người tạo ra, nó được biểu hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nó biểu hiển thông qua nét đẹp của văn hóa ứng xử, qua cách đối nhân xử thế giữa con người với con người, con người với thế giới xung quanh (văn là đẹp, hóa là giáo - lấy cái đẹp để giáo hóa con người). Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (xã hội, nhân gian). Chính vì thế mà mỗi con người - chủ thể trong xã hội phải phấn đấu trở thành một con người phát triển toàn diện, hài hòa giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức, giữa vẻ đẹp bên ngoài và bên trong góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Nói khác đi, ứng xử là những lề lối hành động hay những lề lối suy nghĩ và cảm thụ thích đáng của mỗi vai trò xã hội trước một tình huống. Những hệ ứng xử được lặp đi lặp lại thành nếp, được kết cấu với nhau trong hệ thống lớn hơn mang tính văn hóa ứng xử, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có tiếp thu, gạn lọc, bổ sung và phát triển. Văn hóa ứng xử vì vậy mang tính truyền thống như một dòng chảy không đứt đoạn. Người Việt cũng như các dân tộc khác do đó có truyền thống ứng xử mang sắc thái riêng và đặc trưng riêng mà không bất cứ một dân tộc nào có được. Đó là niềm tự hào chính đáng của người Việt. Một điều đặc biệt hơn nữa tính chất và sự biểu hiện của văn hóa ứng xử của người Việt lại được tập trung đầy đủ và sinh động nhất qua hình ảnh người phụ nữ - những con người mang trong mình đặc trưng vốn có của người Việt, văn hóa Việt trong suốt lịch sử hình thành và phát triển đất nước:
“Em là người đàn bà cho anh bài thơ hay nhất
Anh vắt cạn đời mình yêu em chân thật
Nên trong thơ có máu của mình
Có hoàng hôn và có cả bình minh
Em là người đàn bà yêu anh nhiều nhất
Trên những nhỏ nhen toan tính thấp hèn”.
(Mãi đến tận cùng –Thế Hùng )
Chúng ta hoàn toàn mạnh dạn nói rằng muốn tìm hiểu về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam thì không thể không tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ đã góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp ấy. Tuy nhiên cấu trúc của quan hệ xã hội cổ truyền cũng như văn hóa Việt Nam thường được thể hiện sơ giản bởi mối quan hệ nhà – làng – nước. Do đó khi xét địa vị, vị thế cũng như văn hóa ứng xử của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền thì cũng phải đặt họ (vừa với tư cách là chủ thể, vừa với tư cách là đối tượng) trong các mối quan hệ ứng xử với gia đình, gia tộc, láng giềng, cộng đồng và quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, vị thế của người phụ nữ Việt trong xã hội, trong gia đình luôn bộc lộ sư đa dạng, phức tạp trong bản thân nó. Điều này đã được lịch sử hàng nghìn năm nay minh chứng, ghi nhận, phản ánh trung thực trong văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian và văn hóa hiện đại trong các phương diện vật chất, tinh thần và tâm linh. Bởi thế tìm về cội nguồn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam cũng chính là con đường đưa chúng ta tìm về cội nguồn giá trị chân – thiện – mỹ của dân tộc Việt Nam”.
Nếu các bạn yêu thích thí sinh NGUYỄN THẠCH THẢO hãy truy cập vào Chuyên trang NGƯỜI ĐẸP VIỆT NAM www.nguoidepvn.vn tìm tên thí sinh yêu thích và tiến hành bình chọn theo cách sau:
Chia sẻ bài viết của Thí sinh lên mạng xã hội được quy đổi là 03 Điểm
Nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA (dấu cách) 037 gửi về Tổng đài 8679 được quy đổi là 10 Điểm
(Trong đó NDA là viết tắt của Cuộc thi Người Đẹp Ảnh, 037 là Số báo danh của Thí sinh).
Điều lệ cuộc thi Người đẹp ảnh Việt Nam 2020
Thùy Tăng - Nguoidepvn.vn