Cô gái đến từ vùng nắng lửa Quảng Bình suy nghĩ về quyền tự do ngôn luận
- Được viết ngày Thứ tư, 21 Tháng 6 2017 09:57
Nguoidepvn- Người đẹp Phạm Thị Thu Hương sinh năm 1996 số báo danh 107 đến từ Quảng Bình, hiện tại cô đang theo học trường Đại học Quảng Bình - chuyên ngành mầm non.
Người đẹp PhạmThị Thu Hương
“Chị hãy bình luận nét nổi bật về quyền tự do ngôn luận trong sự phát triển của Bộ luật Dân sự Việt nam giai đoạn 2005-2015?” đây chính là đề thi online của Thu Hương trong phần thi dành cho top 40.Trong phần trả lời, cô giáo mầm non tương lai có viết rằng:
“Trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì vấn đề nâng cao quyền con người là một vấn đề cấp thiết nhất. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề về quyền tự do ngôn luận của người dân, để người dân được tự do phát biểu, tự do có nói nêu lên ý kiến của mình để nâng cao việc xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp một phần vào việc nâng cao trình độ dân trí của nước ta. Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận lần đầu trong Hiến pháp năm 1959, được khẳng định lại trong các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.
Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà vẫn trong khuôn khổ kiểm duyệt và hạn chế. Quy định trong một số bộ luật của nước Việt Nam ta, đề cao tiếng nói của người dân, có quyền lên án, phê phán mọi vấn đề đi ngược với lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam.
Vì vậy đề tài bình luận về quyền tự do ngôn luân trong sự phát triển của Bộ Luật Dân Sự Việt Nam giai đoạn 2005-2015 được đưa vào trong hoạt động tổ chức của chương trình nhằm nâng cao tầm hiểu biết của mọi người dân cũng như toàn thí sinh tham gia cuộc thi.
Đây là một trong những đề tài một phần giúp nâng cao hiểu biết pháp luật của các thí sinh cũng như tuyên truyền pháp luật cho người dân. Hiện nay, tình trạng phổ biến, tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân đang ngày càng được nhà nước ta phát huy, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân.
Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, nhất là sự phổ biến của các ứng dụng mạng xã hội như facebook, blog, skype… là điều kiện để mỗi công dân dễ dàng thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Việc chia sẽ các thông tin báo chí, đăng tải các thông tin cá nhân trên Intrenet là quyền tự do con người. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, đã có không ít trường hợp lợi dụng Internet nhất là các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin thiếu chính xác, xuyên tạc sự thật, thậm chí còn bôi nhọ danh dự người khác nhằm đạt được ý đồ cá nhân. Một số trang mạng như Thanh niên Công giáo, Nhật ký yêu nước, Việt tân thường xuyên đang tải các thông tin sai lệch nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu sai bản chất sự việc, kích động mâu thuẫn, gây mất đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Một số kẻ khác tạo các tài khoản mạo danh những nhân vật như các thành viên của Nhà nước Hồi giáo IS để khiêu khích, gây hoang mang trong dư luận…
Có thể nói, Internet là môi trường tràn ngập thông tin đa chiều. Vì vậy, để không bị lợi dụng vào các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng trong và ngoài nước, mỗi cá nhân cần có cái nhìn tổng thể và đánh giá khách quan, chính xác.
Thiết nghĩ, một xã hội phát triển khi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được đảm bảo, nhất là sự phản biện, tranh luận giữa các thành viên. Tuy nhiên, tự do ngôn luận phải trên cơ sở tôn trọng, thông tin trung thực, khách quan và trên hết phải vì lợi ích của nhân dân, vì mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Bất cứ một hành vi mạo danh, xuyên tạc sự thật vì lợi ích cá nhân, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đều bị lên án và trừng trị theo pháp luật
Mỗi người đều có tiếng nói, không ai cấm hay bắt buộc mình không được nêu lên quan điểm của mình. Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc tự do tự tại, muốn làm gì thì làm. Việc tự do ngôn luận được gọi là đúng khi nó nằm trong sự cho phép của luật pháp, điều đó tránh cho việc phát ngôn bừa bãi, dẫn đến xuyên tạc sự thật. Tự do ngôn luận tuy được nói là tự do nhưng không hoàn toàn là tự do, "tự do" trong nghĩa này vẫn cần có khuôn phép.
Tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do vu khống (vi phạm luật hình sự), tự do bán tin mật (gián điệp) có sẵn các hạn chế nhưng nó không liên quan đến việc nói lên quan điểm riêng của công dân, đúng không? Hay cần phải có khuôn phép? Vì vậy quyền tự do ngôn luận luôn nằm trong khuôn khổ của pháp luật nhưng ở trong trường hợp mà pháp luật quy định.
Tóm lại, vấn đề tự do ngôn luân trong sự phát triển của Bộ luật dân sự từ năm 2005 -2015 chưa có quy định nào nói về vấn đề tự do ngôn luận. Vì vậy vấn đề tự do ngôn luân chỉ mới quy định sơ qua, qua một số bộ luật, chưa đi sâu vấn đề này. Cần phải siết chặt vấn đề này hơn nữa trong các dự thảo luật mới. Nâng cao ý thức pháp luật, tuyền truyền vận động người dân trong việc tìm hiểu về hiến pháp, pháp luật Việt Nam để người dân hiểu rõ. Cùng nhau xây dựng nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có câu “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Vì vậy, giáo dục giới trẻ hiện nay là một vấn đề cấp thiết nhất. giáo dục lời ăn tiếng nói, sự lễ phép khi còn ở trên ghế nhà trường. Bởi vậy, đã đến lúc nghĩ đến một khung pháp lý đủ rộng, đủ công bằng và minh bạch theo nguyên tắc pháp trị về tự do ngôn luận.”
Nếu Yêu thích Phạm Thị Thu Hương, nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA (dấu cách) 107 gửi về 8655
Thủy Tiên - Nguoidepvn